Tương tác giữa thuốc và thực phẩm (thức ăn, đồ uống,..)

Những thức ăn bạn ăn hoặc uống trong sinh hoạt hàng ngày có thể ảnh hưởng/tác động tới thuốc bạn đang sử dụng. Trong bài viết này sẽ bàn luận về sự tương tác giữa thuốc – thực phẩm mà có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc gây ra bởi thức ăn, cafe hoặc rượu.

Nhiều người thường không để ý hoặc không biết những tương tác này. Nhưng nếu có sự xảy ra sự tương tác thì sẽ ảnh hưởng đến tác dụng, hiệu quả điều trị của thuốc:

– Cản trợ sự hoạt động/chuyển hoá của thuốc

– Có thể làm tăng một số tác dụng (có thể có lợi hoặc bất lợi) do thuốc bị tương tác gây ra

– Gây tác dụng bất lợi mới.

– Thuốc cũng có thể làm thay đổi sự hấp thu, chuyển hoá của thực phẩm

Tại sao một số thuốc hướng dẫn uống lúc bụng đói hoặc no? Hay chúng ta có thể uống vào bất cứ lúc nào mà không cần quan tâm tới lúc bụng đói hay no?

Một số thuốc có thể chuyển hoá nhanh, chậm, được hấp thu hoặc không được hấp thu..khi chúng ta uống lúc bụng đói hoặc no. Ngoài ra, một số thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến dạ dày, do đó, nếu trong dạ dày có sẵn thức ăn, nó sẽ làm giảm một số tác động bất lợi đến dạ dày của chúng ta. Vì vậy, khi sử dụng thuốc bệnh nhân nên xem rõ thông tin hướng dẫn trong đơn thuốc (thuốc mua theo đơn), đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng để biết rõ thuốc được sử dụng vào lúc bụng đói hay no. Nếu bạn không nhận được những thông tin hướng dẫn này thì nên hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ kê đơn để sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

  1. Thuốc điều trị dị ứng
    • Anti-histamin

Các thuốc thuộc nhóm anti-histamin có tác dụng làm giảm triệu chứng cảm lạnh và dị ứng như sổ mũi; chảy nước mũi; tắc, ghẽn mũi; ngứa mắt…. Với vai trò ức chế sự giải phóng histamin khi có phản ứng dị ứng xảy ra được sử dụng điều trị dị ứng do thức ăn hoặc do thuốc.

Một số thuốc thuộc nhóm anti-histamin như: brompheniramin, cetirizin, chlorpheniramin, clematin, desloratadin, diphenhydramin, fexofenadin, levocetirizin, triprolidin,..

Tương tác:

– Alcohol (rượu, bia): tránh sử dụng rượu, bia với các thuốc antihistamin vì nó có thể làm tăng tình trạng buồn ngủ.

– Thức ăn, cafe: chưa có bằng chứng cho thấy sự tương tác giữa thuốc antihistamin và thực phẩm, cafe.

  1. Thuốc sử dụng giảm đau, hạ sốt và bệnh khớp
    • Thuốc giảm đau, hạ sốt (Paracetamol)

Paracetamol hay acetaminophen có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhẹ – vừa như đau đầu, đau cơ, đau răng, đau lưng, đau khớp, cảm lạnh thông thường, sốt nhẹ…

Tương tác:

– Alcohol (rượu, bia): paracetamol có độc tính trên gan, do đó, nếu bạn sử dụng chung với rượu bia, hoặc có sự hiện diện của rượu, bia thì sẽ làm tăng độc tính trên gan, nguy hiểm đến tính mạng.

– Thức ăn, cafe: chưa có bằng chứng cho thấy sự tương tác giữa thuốc antihistamin và thức ăn, cafe.

  • Thuốc kháng viêm giảm đau Non- Steroid (NSAID)

NSAID có tác dụng làm giảm đau, hạ sốt và kháng viêm như đau đầu, đau cơ, đau răng, sốt,…

Một số thuốc thuộc nhóm NSAID như: aspirin, celecoxib, diclofenac, ibuprofen, ketoprofen, naproxen,..

Tương tác:

– Thức ăn: vì tác dụng bất lợi của NSAID gây loét dạ dày, tá tràng hoặc xuất huyết tiêu hoá. Do đó, sử dụng thuốc chung với thức ăn (bụng no) hoặc sữa để làm giảm tác dụng trên đường tiêu hoá.

– Alcohol (rượu, bia): NSAID gây tác dụng bất lợi trên đường tiêu hoá, vì vậy khi sử dụng chung với rượu, bia thì tác dụng bất lợi này sẽ tăng lên, đặc biệt xuất huyết dạ dày.

  • Thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid

Thuốc giảm đau opioid được sử dụng giảm đau từ trung bình – nặng, đặc biệt trong đau do ung thư, phẩu thuật, đau nội tạng,…Ngoài ra, codein còn được sử dụng trong điều trị ho.

Một số thuốc thuộc nhóm: codein, hydrocodon, meperidin, morphin, oxycodon,..

Tương tác:

– Alcohol (rượu, bia): Không sử dụng rượu, bia trong khi sử dụng thuốc nhóm opioid. Rượu, bia có thể làm tăng tác dụng bất lợi của thuốc, gây sự hôn mê hoặc tử vong.

– Thức ăn, cafe: chưa có bằng chứng cho thấy sự tương tác giữa thuốc anti-histamin và thực phẩm, cafe.

Tác giả:

DS. Đặng Xuân Phước

Mời bạn theo dõi tiếp kỳ 2 với các nhóm thuốc: hen suyễn, tim mạch và tiêu hoá

https://aidsinfo.nih.gov/understanding-hiv-aids/glossary/3390/drug-food-interaction

 

Bình luận