Đường tiêu hóa trên bao gồm dạ dày, thực quản và phế quản. Mặc dù nhiều nhân tố góp phần gây rối loạn hoặc triệu chứng đau đường tiêu hóa trên, và triệu chứng có thể nhẹ và tự hồi phục. Tuy nhiên, một số trường hợp cần dùng thuốc điều trị nếu không sẽ gây nguy hiểm tính mạng. Một số bệnh liên quan đau đường tiêu hóa trên như viêm ruột thừa, viêm túi thừa, khó tiêu, sỏi mật, loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng, vấn đề gan, mật,…Một số trường hợp, một chứng bệnh nhưng có thể làm phức tạp thêm các bệnh khác và bệnh nhân cần nhận biết để tham vấn bác sĩ để có điều kiện chăm sóc hiệu quả. Ví dụ, sỏi mật có có thể gây rối loạn chức năng gan; loét dạ dày gây chứng khó tiêu. Phụ thuộc vào loại triệu chứng và mức độ tiến triển của bệnh, triệu chứng đau đường tiêu hóa trên có thể gây khó chịu nhẹ hoặc gây cơn đau trầm trọng trên bệnh nhân. Sau đây, một số vấn đề liên quan sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) và lời khuyên của dược sĩ khi tham vấn cho bệnh nhân khó tiêu và ợ nóng.
Về cơ bản, mọi người có thể trải qua triệu chứng liên quan khó tiêu và ợ nóng và tự hồi phục. Tuy nhiên, một số người, triệu chứng lặp lại thường xuyên và gây ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt hàng ngày cũng như giác ngủ và điều kiện ăn uống. Do đó, bệnh nhân cần được điều trị và chăm sóc bằng thuốc khi cần.
Triệu chứng ợ nóng (heartburn) là đặc tính được mô tả như cảm giác luồng khí nóng từ dưới xương ức và di chuyển lên cổ họng và thanh quản. Triệu chứng có thể xuất hiện vào ban đêm, trong lúc ngủ; do đó, ảnh hưởng đến giác ngủ. Hoặc triệu chứng có thể xảy ra ngay sau bữa ăn, thường 2 giờ sau ăn khi cúi xuống hoặc nằm xuống. Ợ nóng là triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Khó tiêu liên quan hệ thống dạ dày-tá tràng, triệu chứng bao gồm nóng, đầy bụng, đau thượng vị,..Thường thì triệu chứng ợ nóng đi kèm với chứng khó tiêu.
Ngoài ra, bệnh nhân với triệu chứng khó tiêu và ợ nóng có thể có cảm giác đắng hoặc chua trong miệng; ho đặc biệt trong lúc nằm; hoặc thường xuyên mất ngủ; cảm giác nóng, đau ở ngực 1-4 giờ sau ăn; và thường nôn thức ăn ra sau ăn hoặc ăn no.
Dược sĩ là người hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ hoặc trực tiếp lựa chọn các sản phẩm OCT cho bệnh nhân với triệu chứng khó tiêu và ợ nóng trong tình trạng nhẹ – trung bình. Do đó, dược sĩ luôn phải chuẩn bị các thông tin liên quan đến thuốc, bệnh cũng như tình trạng bệnh, triệu chứng và sự tiến triển bệnh của bệnh nhân để sử dụng thuốc, tham vấn cho bệnh nhân một cách hiệu quả và kinh tế.
Trong quá trình chăm sóc dược, khuyên bệnh nhân rằng nếu triệu chứng ợ nóng xảy ra thường xuyên, kéo dài trên 3 tháng hoặc tồn tại triệu chứng liên quan GERD, nếu không được điều trị sẽ gây trầm trọng bệnh như ung thư thực quản, chảy máu đường tiêu hóa,…Do đó, với bệnh nhân hiện diện thường xuyên triệu chứng ợ nóng nên được điều trị sớm nhất có thể.
Trong quá trình lựa chọn thuốc cho bệnh nhân, dược sĩ nên xem xét các yếu tố như chống chỉ định, dị ứng, giá thành, dạng liều, tương tác thuốc, và tình trạng đang sử dụng thuốc, bệnh của bệnh nhân. Ngoài ra, chú ý nhóm bệnh nhân đặc biệt như trẻ em, phụ nữ có thai cho con bú và người già. Và sau khi sử dụng 14 ngày nếu triệu chứng không cải thiện hoặc tình trạng bệnh tiến triển thêm thì nên khuyên bệnh nhân đi gặp bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác bệnh cũng như triệu chứng liên quan.
Mặt khác, dược sĩ khuyên bệnh nhân chiến lược không dùng thuốc để làm giảm tiến triển bệnh cũng như dự phòng triệu chứng tiến triển như tránh ăn lượng thức ăn nhiều trong một lần (chia nhỏ bữa ăn), tránh thức ăn cay và không ăn quá muộn vào ban đêm, bỏ thuốc lá nếu đang sử dụng và giảm cân.
Bảng so sánh các nhóm thuốc trong điều trị khó tiêu và ợ nóng:
Thuốc | Bắt đầu hiệu quả | Duy trì hiệu quả |
Antacid | < 5 phút | 20-30 phút |
Ức chế H2 | 30-45 phút | 4-10 giờ |
Ức chế H2 + antacid | <5 phút | 8-10 giờ |
PPI | 2-3 giờ | 12-24 giờ |
DS. Đặng Xuân Phước
Trung tâm dược học lâm sàng và kinh tế y tế
Email: contact@licinpharm.edu.vn
Tài liệu tham khảo
- Kapoor VK. Upper GI tract anatomy. Medscape website. emedicine.medscape.com/ article/1899389-overview. Updated June 28, 2016. Accessed May 6, 2019.
- Villines Z. What causes upper stomach pain? Medical News Todaywebsite. medicalnewstoday.com/articles/324591.php. Updated February 28, 2019. Accessed June 4, 2019.
- Davis CP. Abdominal pain causes. MedicineNet website. medicinenet.com/ abdominal_pain_causes/views.htm. Updated August 7, 2018. Accessed May 4, 2019.
- GI patient center. American Gastroenterological Association website. gastro.org/ patient-care/conditions-diseases/gerd. Accessed May 4, 2019.
- Whetsel T, Zweber A. Heartburn and dyspepsia. In: Krinsky D, Berardi R, Ferreri S, et al, eds. Handbook of Nonprescription Drugs. 19th ed. Washington, DC: American Pharmacists Association; 2018.
- Moayyedi PM, Lacy BE, Andrews CN, Enns RA, Howden CW, Vakil N. Corrigendum: ACG and CAG clinical guideline: management of dyspepsia. Am J Gastroenterol. 2017;112(9):1484. doi: 10.1038/ajg.2017.238.
- MacGill M. What is acid reflux? Medical News Today website. medicalnewstoday.com/ articles/146619.php. Updated November 13, 2017. Accessed May 4, 2019.
- Can esophageal cancer be prevented? American Cancer Society website. cancer.org/ cancer/esophagus-cancer/causes-risks-prevention/prevention.html. Updated June 14, 2017. Accessed May 4, 2019.