Sức khỏe cân nặng và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

Sức khỏe cân nặng

Tại sao giữ cân nặng hợp lý lại quan trọng trong thời kỳ mang thai?

Tăng số cân nặng lý tưởng trong thời kỳ mang thai sẽ giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh và cân đối. Tuy nhiên, nếu bạn tăng cân vượt quá hoặc dưới mức lý tưởng có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho bạn và thai nhi.

Tăng cân vượt quá mức lý tưởng sẽ làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai và sau sinh. Nếu phụ nữ mang thai thừa cân, vấn đề liên quan đến sức khỏe thậm chí tăng lên theo. Ngoài ra, thừa cân trong thời kỳ mang thai sẽ làm cho bạn khó khăn trong lúc sinh và sẽ phải cần tới sinh mổ thay thì sinh thường. Do đó, giữ mức cân nặng lý tưởng trong thời kỳ mang thai sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn trong lúc sinh. Ngoài ra, còn giúp cho việc lấy lại vóc dáng bình thường sau sinh dễ dàng hơn. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng, giữ cân nặng lý tường trong thời kỳ mang thai còn làm giảm nguy cơ bị béo phì cho mẹ và bé sau sinh hoặc khi trưởng thành.

Cân nặng bao nhiêu là lý tưởng trong thời kỳ mang thai?

Cân nặng bao nhiêu là lý tưởng cho người mẹ phụ thuộc vào cân nặng của bạn trước lúc mang thai. Sau đây bảng tham khảo cân nặng lý tưởng trong thời kỳ mang thai (cho phụ nữ mang thai 1 thai nhi) (Weight Gain During Pregnancy: Reexamining the Guidelines. Washington)

Trước mang thai (kg/m2) Tổng cân nặng tăng lên trong thai kỳ (kg) Cân nặng tăng trong thời kỳ 2, 3 của thai kỳ (kg/tuần)
Dưới mức bình thường (BMI < 18.5) 12.5 – 18 0.44-0.58
Bình thường (BMI: 18.5 – 24.9) 11.5-16 0.35-0.5
Thừa cân (BMI: 25- 29.9) 7-11.5 0.23-0.33
Béo phì (BMI ≥ 30 5-9 0.17-0.27

*Body mass index (BMI): chỉ số đo lường cân nặng liên quan chiều cao.

Một phần quan trọng trong việc tăng cân lý tưởng trong thời kỳ mang thai là duy trì tăng chậm và đều đặn. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi bắt đầu phát triển phôi, cơ quan bên trong như tế bào thần kinh, các hạch…do đó, không cần nhiều năng lượng trong thời kỳ này. Vậy để có sức khỏe cân nặng lý tưởng và tăng cân hợp lý trong thời kỳ mang thai, bạn nên tham khảo và tham vấn bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe để có sức khỏe khỏe mạnh cho bạn và thai nhi.

Sức khỏe ăn uống

Ăn bao nhiêu?

Ăn uống hợp lý để đủ năng lượng cho mẹ và bé sẽ giúp cho việc duy trì cân nặng hợp lý. Số lượng thực phẩm bạn ăn bao nhiêu phụ thuộc vào cân nặng của bạn trước mang thai, tuổi, bạn tăng cân nhanh hay chậm trong thời kỳ mang thai. Trong 3 tháng đầu và tuần cuối thai kỳ, hầu hết phụ nữ mang thai không cần thiết bổ sung quá nhiều năng lượng. Do đó, bạn nên tham khảo với bác sĩ về vấn đề này để có lời khuyên hợp lý về việc bổ sung dinh dưỡng nhằm duy trì cân nặng hợp lý.

Loại thực phẩm?

Theo khuyến cáo, các thực phẩm dung trong thời kỳ mang thai bao gồm các thực phẩm giàu dinh dưỡng và an toàn cho mẹ và bé, như:

  • Trái cây và rau (cung cấp vitamin và chất xơ)
  • Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, đậu, bắp, gạo lức,..(cung cấp chất xơ, vitamin B,..)
  • Sản phẩm sữa ít chất béo hoặc không chất béo hoặc các loại nước uống bổ sung canci và vitamin D
  • Protein từ nguồn thực phẩm an toàn như đậu, trứng, hải sản,..

Ngoài ra, dinh dưỡng khỏe mạnh bao gồm giới hạn số lượng muối, chất béo, và đường sử dụng hàng ngày.

Đối với những người ăn chay, nếu bổ sung dinh dưỡng hợp lý vẫn đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Do đó, bạn nên tham vấn các chuyến gia sức khỏe để đảm bảo rằng, thực phẩm chay cung cấp đủ canci, sắt, protein, vitamin B12, vitamin D và các thành phần dinh dưỡng khác.

Cần bổ sung khoáng chất, vitamin trong thời kỳ mang thai?

Phụ nữ mang thai cần bổ sung dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi, do đó, ngoài dinh dưỡng cơ bản, bạn cần bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất như folat, sắt và canci. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin và khoáng chất này phải đủ và đúng liều lượng, nếu sử dụng quá liều sẽ gây nguy hiểm tính mạng cho mẹ và bé. Ví dụ folat (acid folic), trước mang thai cần 400 mcg/ngày; trong thời kỳ mang thai và lúc cho con bú bạn cần 600 mcg/ngày. Và acid folic có thể cung cấp từ thực phẩm như cam, dâu, đậu,..

Thực phẩm nên tránh sử dụng?

Một số loại thực phẩm và nước uống có thể ảnh hưởng đến thai nhi nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai như:

  • Rượu, bia và nước uống chứa alcohol
  • Không được ăn cá mập (shark), swordfish, king mackerel, hay tile fishvì các cá này chứa lượng thủy ngân cao
  • Lượng thủy ngân trong các loại cá khác có thể thay đổi. Bạn có thể ăn một cách an tòan 12 ounces (2-3 bữa ăn) các loại cá hoặc shell fish (đồ biển: tôm cua sò hến) trong thời gian một tuần lễ. Phải thay đổi các loại cá và shellfish và không ăn một loại cá hoặc shellfish quá một lần trong tuần

Duy trì cân năng lý tưởng và dinh dưỡng hợp lý rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ và bé. Ngoai dinh dưỡng cơ bản hàng ngày, bạn cần cung cấp thêm vitamin khoang chất như folat, sắt, canxi và vitamin D. Do đó, bạn nên tham vấn bác sĩ hoặc các chuyên gia sức khỏe để đảm bảo cho việc ăn uống cũng như bổ sung dinh dưỡng hợp lý.

Tác giả

Ths.DS. Đặng Xuân Phước

Trung tâm dược học lâm sàng và kinh tế y tế

Tài liệu tham khảo:

Institute of Medicine. Weight Gain During Pregnancy: Reexamining the Guidelines. Washington, D.C.: The National Academies Press; 2009.

Bình luận